Tiêu chuẩn RoHS được áp dụng trên toàn cầu hiện nay do lượng chất thải từ các linh kiện, thiết bị, dụng cụ điện và điện tử tăng. Các tiêu chuẩn về xác định chất độc hại có trong những sản phẩm này càng trở nên quan trọng. Tiêu chuẩn RoHS và các bộ tiêu chuẩn tương đương hạn chế hàm lượng của các chất độc hại như chì, thủy ngân, cadimi, crôm hóa trị 6, chất chống cháy hoặc phthalate.
Vậy tiêu chuẩn RoHS là gì? Các sản phẩm được kiểm tra tuân thủ chứng chỉ RoHS như thế nào? Hãy cùng HacoLED tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
RoHS là gì?
RoHS (viết tắt của Restriction Of Hazardous Substances) là một bộ quy tắc tiêu chuẩn được pháp luật Châu Âu ban hành và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006 nhằm bảo vệ con người và môi trường khỏi các chất độc hại có trong các sản phẩm điện và điện tử.
Các nhà sản xuất sau khi hoàn thành sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn của RoHS sẽ phải đăng ký logo “RoHS Compliant”. RoHS Compliant được biết là logo trên mỗi thiết bị điện điện tử đạt tiêu chuẩn RoHS. Những thiết bị điện, điện tử được in logo “Rohs Compliant” sẽ được đánh giá là thiết bị đạt chất lượng, an toàn với người tiêu dùng.
Một sản phẩm thỏa mãn tiêu chuẩn RoHS này thì phải đảm bảo các vật liệu, thành phần sản xuất ra sản phẩm đó phải thỏa tiêu chuẩn RoHS.
RoHS 2 là gì?
RoHS 2 cũng là tiêu chuẩn hạn chế chất độc hại có trong các loại thiết bị điện, điện tử. Đây là tiêu chuẩn được bổ sung cho RoHS được chỉ thị cho RoHS 2 2011/65/EU có hiệu lực từ ngày 21/7/2011.
RoHS 2 cũng mở rộng hạn chế với các loại dây cáp, phụ tùng dùng để thay thế.
Các loại thiết bị điện, điện tử, phụ kiện đi kèm sẽ cần phải được tuân thủ khi bán vào thị trường EU.
Mỗi sản phẩm nếu muốn đạt chất lượng theo tiêu chuẩn CE bắt buộc phải tuân thủ RoHS 2.
RoHS 2 khác gì với RoHS ban đầu?
- RoHS 2 yêu cầu phải có tích nhãn màu xanh trên mỗi thiết bị song song với tiêu chuẩn CE. RoHS ban đầu không cần thiết phải đặt dấu nhãn màu xanh.
- Trong các thiết bị y tế có thêm 08 loại chất động hại được thêm vào. Đối với dụng cụ kiểm soát và giám sát cũng có thêm 09 loại bị hạn chế khi sản xuất.
- RoHS 2 lưu trữ hồ sơ để tuân thủ, các hồ sơ cần được lưu giữ tới 10 năm.
- Hồ sơ của RoHS 2 đảm bảo các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối tuân thủ đúng tiêu chuẩn RoHS. Phải tự báo cáo khi không tuân thủ.
RoHS 3 là gì?
RoHS 3 là tiêu chuẩn được chỉ thị 2015/863. Tiêu chuẩn này bổ sung thêm 04 chất mới bị hạn chế vào danh sách 06 chất độc hại bên cầu bị cấm.
- Bis (2-Ethylhexyl) phthalate (DEHP): <1000 ppm
- Benzyl butyl phthalate (BBP): <1000 ppm
- Dibutyl phthalate (DBP): <1000 ppm
- Diisobutyl phthalate (DIBP): <1000 ppm
ppm: Là đơn vị đo mật độ thường dành cho các mật độ tương đối thấp, chỉ tỷ lệ của lượng một chất trong tổng số lượng của hỗn hợp chứa chất đó. 1 ppm = 1/1 000 000 = 10-6
RoHS 3 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22/7/2019.
Tiêu chuẩn RoHS 3 bổ sung thêm 11 loại sản phẩm mới cần phải hạn chế chất độc hại.
RoHS 5/6 là gì?
RoHS 5/6 đề cập đến việc tuân thủ 5 trong số 6 chất bị hạn chế (không tuân thủ về chì (Pb)). Chì trong các ứng dụng rất cụ thể cho Danh mục 8 và 9 cũng được miễn trừ theo Phụ lục III trong một vài năm nữa.
Xem chi tiết Phụ Lục III về miễn trừ Chì (Pb) tại đây.
RoHS và REACH liên quan như thế nào?
REACH là một quy định chung và là viết tắt của R (Registration) là Đăng ký, E (Evaluation) là đánh giá, A (Authorization) là ủy quyền, CH (Restriction of Chemicals) là hạn chế hóa chất, đề cập đến việc sản xuất và sử dụng các chất hóa học và tác động tiềm tàng của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường.
REACH được giám sát bởi ECHA và hiện đang xử lý 197 Chất Có Mối Quan Tâm Rất Cao (SVHC). Mặc dù RoHS hạn chế các chất có trong thiết bị điện/ điện tử (dây điện, linh kiện, bảng mạch, màn hình, cụm phụ, hệ thống cáp), REACH kiểm soát tất cả các hóa chất có thể được sử dụng để sản xuất sản phẩm, bao gồm vỏ, giá đỡ, lớp phủ, sơn, dung môi , và các hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Lưu ý là tất cả các chất bị hạn chế RoHS cũng nằm trong danh sách hạn chế của REACH.
Các chất trong danh sách đã được xác định là gây ung thư, gây đột biến, tái độc, tích lũy sinh học và độc hại, hoặc là chất gây rối loạn nội tiết.
RoHS WEEE liên quan như thế nào?
WEEE là từ viết tắt của Waste from Electrical and Electronic Equipment. WEEE, còn được gọi là Chỉ thị 2002/96 / EC, yêu cầu xử lý, phục hồi và tái chế thiết bị điện và điện tử. Tất cả các sản phẩm áp dụng ở thị trường EU sau ngày 13 tháng 8 năm 2006 phải vượt qua tuân thủ WEEE và mang nhãn dán “Wheelie Bin”.
Việc tuân thủ WEEE nhằm mục đích khuyến khích thiết kế các sản phẩm điện tử có lưu ý đến việc tái chế và phục hồi an toàn với môi trường. Tuân thủ RoHS được đưa vào WEEE bằng cách giảm lượng hóa chất nguy hiểm được sử dụng trong sản xuất thiết bị điện tử.
Tại sao tuân thủ RoHS lại quan trọng?
RoHS có ý nghĩa giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm an toàn cho sức khoẻ và không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất và tái chế.
Các sản phẩm được kiểm tra tuân thủ chứng chỉ RoHS như thế nào?
- Để xác định tiêu chuẩn RoHS, người mua có thể kiểm tra dấu nhãn tích xanh hoặc logo của RoHS có được in trên bề mặt sản phẩm. Ngoài ra, có thể yêu cầu cung cấp chứng nhận chất lượng của sản phẩm từ nhà cung cấp.
- Sử dụng phương pháp xác định thông qua máy quang phổ huỳnh quang tia X hoặc máy phân tích kim loại XRF. Đây là một trong những thiết bị đo lường được sử dụng phổ biến nhất để sàng lọc và xác minh các kim loại bị hạn chế.
- Sử dụng máy quang phổ huỳnh quang tia X – XRD sẽ xác định được các loại chất độc hại theo đúng tiêu chuẩn RoHS.
- Người dùng có thể sử dụng các loại máy đo như RMD instruments để cho kết quả chính xác.
Với sự ra đời của RoHS 3 và 4 Phlatale được bổ sung thì cần có các thử nghiệm khác nhau để xác định mức độ chắc chắn của các hợp chất cần kiểm tra, được chiết xuất bằng dung môi. Dung môi chiết sau đó được phân tích sự hiện diện của phthalate bằng cách sử dụng sắc ký khí kết hợp với khối phổ (GC / MS) hoặc kết hợp với lửa phát hiện ion hóa (GC / FID).
Cơ quan nào ban hành chứng chỉ RoHS?
- Các tiêu chuẩn RoHS được Liên minh châu Âu ban hành nhằm quản lý các thiết bị điện điện tử đạt tiêu chuẩn chất lượng; an toàn cho người dùng.
- Những sản phẩm điện, điện tử được đưa vào thị trường chung EU bắt buộc phải đăng ký tiêu chuẩn RoHS.
- Tại mỗi quốc gia cũng sẽ có những yêu cầu khác nhau về quy định tiêu chuẩn RoHS. Nhà sản xuất tại các nước có nhiệm vụ tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng cho mỗi sản phẩm.
- Tại Việt Nam, Chính phủ ra Thông tư số 30/2011/TT-BCT để quy định về tiêu chuẩn RoHS tại thị trường trong nước.
Tiêu chuẩn RoHS theo quy định của Việt Nam là gì?
Văn bản
- Tháng 9, 2011, Bộ Công Thương ra Thông tư số 30/2011/TT-BCT về tiêu chuẩn RoHS bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam.
- Các doanh nghiệp phải đăng ký với “RoHS-compliant” để in logo lên mỗi sản phẩm trước khi đưa vào thị trường châu Âu (EU).
- 6 chất độc hại được hạn chế trong các thiết bị điện, điện tử tại việt nam: Chì (Pb), Thủy ngân (Hg), Catmid (Cd), Crom hóa trị 6 ( Cr+6), polybrominated biphenyl (PBB), polybrominated diphenyl ether (PBDE).
Ý nghĩa
- Với tiêu chuẩn RoHS có hiệu lực ở Việt Nam, những nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối buộc phải tuân thủ theo quy định.
- Các sản phẩm được sản xuất, nhập khẩu và bán sẽ đảm bảo được chất lượng, không chứa chất độc hại. Điều này đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.
- Những doanh nghiệp mở rộng vào thị trường châu Âu cũng sẽ phải tuân thủ RoHS cũng như đăng ký logo “RoHS-compliant”.
- Người tiêu dùng an tâm khi chọn mua được các sản phẩm không gây hại tới sức khỏe, có chất lượng cao.
- Người mua dễ dàng phân biệt được các loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn dựa trên bề mặt, bao bì, vỏ hộp có ký hiệu logo của RoHS.
Ý nghĩa của tiêu chuẩn RoHS trong màn hình LED
Module LED để lắp đặt màn hình LED thuộc nhóm thiết bị chiếu sáng nên sản phẩm này nằm trong tiêu chuẩn RoHS. Module LED chất lượng đảm bảo an toàn cần đạt tiêu chuẩn hạn chế chất độc hại theo quy định.
- Các sản phẩm module LED, màn hình LED đã được ký hiệu RoHS tức là sản phẩm đạt chất lượng, tiêu chuẩn về an toàn với con người, thân thiện với môi trường.
Trên đây là những thông tin về “tiêu chuẩn RoHS” mà chúng tôi cung cấp đến cho bạn. Đừng quên ghé Blog HacoLED để tìm đọc những thông tin thú vị khác nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- CE là gì? Tất tần tật về chứng nhận CE.
- CO CQ là gì? Tầm quan trọng của CO CQ trong XNK
- Packing List là gì?
Tôi Nguyễn Hải Đăng là người nghiên cứu và phát triển nội dung website HacoLED.com. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành màn hình LED nói riêng và giải pháp hiển thị nói chung, Blog của tôi hứa hẹn sẽ mang đến cho khách hàng những thông tin hữu ích.