Chức năng của Packing List trong việc cung cấp module LED

Packing List – chứng từ vô cùng quan trọng trong việc quản lý vận chuyển hàng hóa. Với bất kì bộ chứng từ nào, làm thủ tục hải quan, làm thanh toán, bảo hiểm, bạn cũng cần kèm theo Packing List.

Vậy Packing List là gì? Tại sao packing list lại quan trọng trong XNK hàng hóa? Hãy cùng HacoLED tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Packing List là gì?

Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) là chứng từ mô tả chi tiết về kích thước và trọng lượng của mỗi lô (kiện hàng). Đây là giấy tờ quan trọng buộc phải có trong bộ hồ sơ chứng từ xuất nhập khẩu để làm thủ tục hải quan.

packing list
Mẫu packing list

Mẫu packing list

Packing list có đầy đủ các thông tin như là người bán đã xuất đi những gì cho người mua. Việc này sẽ giúp cho người mua đối chiếu lại số lượng hàng hóa có được trùng khớp hay không.

Phân loại Packing List?

Packing List thường có 03 loại:

  1. Detailed packing list (Phiếu đóng gói chi tiết): Đây là loại packing list rất chi tiết cho lô hàng, thường là người mua và người bán trực tiếp dùng loại này phổ biến.
  2. Neutrai packing list (Phiếu đóng gói trung lập): Phiếu này không hiện tên người bán.
  3. Packing and Weight list: Đây là phiếu đóng gói đầy đủ nội dung về danh sách đóng gói kèm theo bảng kê trọng lượng.

Nội dung chính của Packing List

  • Thông tin người mua, người bán.
  • Cảng xếp hàng, dỡ hàng.
  • Thông tin hãng tàu, số chuyến tàu.
  • Thông tin hàng hóa : trọng lượng, số kiện, mô tả hàng hóa, thể tích hàng hóa
  • Số hiệu hợp đồng.
  • Điều kiện giao hàng.

Chức năng của Packing List

 Nhìn vào phiếu Packing List, bạn sẽ biết được lô hàng được đóng gói như thế nào. Bạn sẽ tính được:

  • Trong container đó có bao nhiêu hàng? Trọng lượng bao nhiêu?
  • Số kiện hàng, số pallet thế nào? Có tất cả bao nhiêu hàng hay kiện nhỏ được đóng trong thùng, hộp lớn?
  • Cần dở hàng bằng tay ( công nhân bốc trực tiếp, cần nhiều người bốc) hay cần dở hàng bằng thiết bị chuyên dùng như cẩu, xe nâng ( cần ít người hơn)?
  • Phải bố trí phương tiện vận tải bộ như thế nào cho phù hợp? Ví dụ như dùng lạo xe mấy tấn, kích thước thùng bao nhiêu?
  • Thời gian dự kiến dỡ hàng là bao lâu? Từ đó tính được số lượng hàng có thể dỡ trong 1 ngày.
  • Dễ dàng tìm được sản phẩn đó đang nằm trong kiện nào, bao nào, pallet nào?. Nếu sản phẩm bị lỗi, chúng ta có thể khiếu nại nhà sản xuất. Với những thông tin ở trên, nhà sản xuất có thể truy lại được ca sản xuất, số máy, người phụ trách và tìm ra lỗi cho kiện hàng của chúng ta.

Lập Packing List cần những gì?

Với chức năng trong việc xác định quy cách đóng gói thì nội dung trên packinglist phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Số và ngày lập.
  • Tên hàng + mã hàng (nếu có), đơn vị tính, số lượng, trọng lượng.
  • Quy cách đóng gói, kích thước kiện hàng.
  • Thông tin của Seller (Người bán) và Buyer (Người mua).

Tại sao Packing List lại quan trọng trong XNK hàng hóa?

Nếu không có packing list – phiếu đóng gói hàng hóa thì hải quan sẽ không cho thông quan lô hàng của doanh nghiệp.

Packing list cần được cho vào container để khi mở container có thể dựa vào danh sách trên packing để kiểm lại hàng.

Hàng tới cảng nhập, xuất hải quan sẽ dựa vào packing list để kiểm tra hàng, từ đó là căn cứ biết doanh nghiệp nhập đủ hàng hay thiếu hoặc thừa hàng.

Cần chuẩn bị trước các bản packing list có đóng dấu, ký tên giao cho các bên liên quan như: hãng vận tải, hải quan, ngân hàng, người mua khoảng 5 bản.

Trường hợp làm chứng từ trực tuyến cần chọn tùy chọn danh sách đóng gói thích hợp và sau đó liên hệ với tất cả các bên liên quan để xác định xem danh sách đóng gói của bạn có cần phải được ký hay không.

Bởi vì bất kỳ sai lầm nào trong danh sách đóng gói có thể gây sự lấy hàng (hàng nhập) trễ nên hãy chắc chắn chủ hàng sẽ gửi chứng từ đầy đủ cho người mua khi hàng được giao lên tàu.

Chức năng của Packing List trong việc cung cấp module LED, linh kiện màn hình LED

Về cơ bản thì Packing List trong việc cung cấp module LED, linh kiện màn hình LED cũng tương tự như các sản phẩm khác.

Linh kiện màn hình LED (module LED, bộ xử lý hình ảnh, card màn hình LED, cabinet,…) hay linh kiện điện tử nói chung ở Việt Nam đều nhập khẩu chủ yếu từ Trung quốc. Các đơn vị thương mại tại Việt Nam nhập khẩu chính ngạch và có hợp đồng rõ ràng với nhà sản xuất uy tín tại Trung quốc thường phải có Packing List để thông qua hải quan, xuất khẩu vào trong nước.

Trên đây là những thông tin về Packing List trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Đừng quên ghé qua HacoLED để tìm đọc những thông tin thú vị khác.

Tham khảo thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *