CE là gì? Ý nghĩa của chứng nhận CE trong màn hình LED

CE hay chính là chứng nhận CE Marking. Sản phẩm nào có chứng nhận CE tức là nó tuân thủ đúng luật pháp của Liên minh Châu Âu EU và được tự do buôn bán trên thị trường các nước thuộc EU.

Hiện nay, nhiều sản phẩm của Trung Quốc cũng có dấu CE. Vậy dấu CE của Trung Quốc khác gì dấu CE của EU? Ý nghĩa của chứng nhận của CE là gì? Bài viết dưới đây HacoLED sẽ giúp bạn hiểu hơn về dấu chứng nhận CE.

CE là gì?

CE (viết tắt của Conformite Europeenne) là hộ chiếu kỹ thuật thương mại, giấy thông hành của sản phẩm trên thị trường EU và Hiệp hội Thương mại Tự do EFTA cũng như tất cả các quốc gia khác trên thế giới.

Thông qua việc gắn dấu CE trên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking. Các nhà quản lý tin rằng nếu sản phẩm có chứng nhận CE thì sẽ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về chất lượng, an toàn, bảo vệ môi trường, từ đó có quyền tự do lưu thông trên thị trường Châu Âu.

ce la gi
Chứng nhận CE chuẩn EU

Hiện nay, có rất nhiều nhà sản xuất bị hải quan EU tịch thu như là hàng xấu, hàng bẩn, hàng nhái,… hoặc bị trả lại vì không có CE Marking.

Nguồn gốc của chứng nhận CE

Ký hiệu CE được đưa ra vào năm 1985 bởi một nghị quyết của Hội đồng EC. Nghị quyết nhằm giúp giảm rào cản kỹ thuật trong thương mại trong các nước thuộc EU. Tiêu chuẩn CE phù hợp với quy tắc và kỹ thuật ở các nước công nghiệp tiên tiến và các nước khác trong khối. Dựa vào đó các nước có tiêu chuẩn để kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng sản phẩm của nhau trong khối EU thông qua các chính sách chung.

Tuy nhiên thì có một điều mà ít ai biết, đó là các nhà sản xuất ở Châu Âu họ có thể tự công bố đạt tiêu chuẩn CE nếu tự tin kiểm tra rằng đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn Châu Âu đề ra về sản phẩm do họ sản xuất. Tuy nhiên nếu sản phẩm này không đúng như trong tuyên bố thì loại mặt hàng này sẽ bị cấm bán vĩnh viễn trên thị trường EU. Cùng với đó là nhà sản xuất phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc bồi thường các ảnh hưởng do sản phẩm không đạt chuẩn của họ gây ra.

Vì vậy, thường là những công ty tầm cỡ lớn, quy mô toàn cầu có phòng thí nghiệm riêng đạt tiêu chuẩn quốc tế mới tự công bố điều này, còn đối với những công ty vừa và nhỏ thường sẽ nhờ tới sự trợ giúp của một số tổ chức có chứng nhận đánh giá như TUV, SGS,… giúp họ kiểm tra và đánh giá sản phẩm trước khi công bố ra thị trường. Khi đó tổ chức được lựa chọn đánh giá sẽ là người chịu trách nhiệm nếu sản phẩm họ đánh giá không đạt yêu cầu.

Đặc điểm của dấu CE?

  • Nhà sản xuất hoặc người đại diện được ủy quyền của Liên minh Châu Âu là chủ thể được phép gắn dấu CE vào sản phẩm.
  • Dấu CE có kích thước nhỏ nhất là 5mm (kích thước này dành cho các thiết bị nhỏ).
  • Nếu dấu CE không thể gắn trực tiếp lên sản phẩm thì nó sẽ được gắn lên bao bì hoặc tài liệu kèm theo.
dau ce tren attomat
Dấu CE trên Aptomat

Ý nghĩa của chứng nhận CE

  • Dấu CE được xem là biểu tượng để chứng tỏ sự cam kết của nhà chế tạo về việc sản phẩm họ tạo ra hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của luật định.
  • Dấu CE mang ý nghĩa là sản phẩm đã đáp ứng các yêu cầu cần thiết theo luật định chứ không mang ý nghĩa là chất lượng sản phẩm. Các yêu cầu đối với các sản phẩm điện-điện tử là các yêu cầu về an toàn hoặc cũng có thể là các yêu cầu về tương thích điện từ trường.
  • Theo quy định pháp luật của cộng đồng châu Âu thì hầu hết các sản phẩm điện-điện tử (trừ một số sản phẩm) muốn được lưu thông trên thị trường châu Âu đều phải có dâu CE.

Lợi ích khi có dấu CE trên sản phẩm

  • Bảo đảm sự lưu thông tự do và được ngầm hiểu là  “Giấy thông hành” giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận toàn bộ thị trường EU và thị trường EFTA.
  • Độ an toàn, chất lượng sản phẩm được khẳng định với người tiêu dùng.
  • Nó cũng được coi như “Biểu tượng của chất lượng sản phẩm” nhằm nâng cao thương hiệu, chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm
  •  Khi có dấu CE sản phẩm sẽ được dễ dàng mở rộng thị trường xuất khẩu trên toàn thế giới.

Hồ sơ đánh giá chứng nhận CE

Hồ sơ đăng ký chứng nhận CE cho sản phẩm bao gồm:

  • Mẫu giấy chứng nhận CE
  • Sơ đồ tổ chức của công ty
  • Các tài liệu liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
  • Kế hoạch sản xuất và kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm.
  • Kế hoạch kiểm soát các trang bị, phương tiện đo lường, thử nghiệm.
  • Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thí nghiệm được công nhận/ chỉ định (nếu có).

Chú ý: Các thông tin trên đều được tổ chức đánh giá giữ bí mật, không tiết lộ ra bên ngoài.

Quy trình cấp chứng nhận CE

quy trinh cap chung nhan ce cho san pham
Quy trình cấp chứng nhận CE cho sản phẩm
  1. Bước 1: Xác định chỉ thị tiêu chuẩn áp dụng.
  2. Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết để được cấp chứng nhận CE.
  3. Bước 3: Thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn.
  4. Bước 4: Cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF (Technical File).
  5. Bước 5: Sau khi đã thực hiện xong các bước trên thì sản phẩm sẽ được tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE Marking.

Tuy nhiên thì với một số trường hợp đặc biệt, quy trình này có thể cần thêm các bước sau:

  1. Bước 6: Chứng nhận lại nếu có vấn đề trong việc ban hành chứng nhận CE Marketing.
  2. Bước 7: Đánh giá mở rộng thêm các chỉ tiêu khác.
  3. Bước 8: Thậm chí có thể đánh giá đột xuất để tăng tính khách quan hơn.

Quy định dán nhãn chứng nhận CE lên sản phẩm

Quy định dán nhãn CE trên sản phẩm sẽ khác nhau ở từng loại sản phẩm. Tuy nhiên, chúng đều phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Kích thước nhãn dán chứng nhận CE Marking khi tăng hay giảm thì tỷ lệ bắt buộc không được thay đổi.
  • Dấu CE phải được đặt theo chiều thẳng đứng với kích thước tối thiểu là 5mm.
  • Dấu CE phải được in ở vị trí các logo không thể che khuất trên sản phẩm.
chung nhan ce tren dien thoai Iphone
Dấu CE trên điện thoại Iphone

Phân biệt chứng nhận CE Marking của EU và CE của Trung Quốc

Có một sự thật khó tránh khỏi đó là hầu hết các sản phẩm chất lượng từ các hãng lớn đều có thể bị làm giả, làm nhái hay học hỏi theo. Chúng thường xuất hiện từ các nơi mà trên thông số có ghi là Trung Quốc, Đài Loan,…

Và để có được sự tin tưởng tuyệt đối cũng như làm sao cho giống với sản phẩm chính hãng nhất. Trung Quốc cũng cho ra một kí hiệu giống hoàn toàn với tiêu chuẩn CE của EU đó là “China Export“, các sản phẩm có kí hiệu này sẽ dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về độ giống nhau của chúng.

phan biet chung nhan ce cua trung quoc va eu
Dấu CE của Liên mình Châu Âu và CE của Trung Quốc

Khác nhau cơ bản là ở đây là CE của EU được các cơ quan tổ chức đứng ra kiểm nghiệm trên sản phẩm theo một quy trình chuyên nghiệp. Còn kí hiệu CE của Trung Quốc được xem như một “kí hiệu quốc dân“, bất kể các sản phẩm nào dù có chính hãng hay là kém chất lượng, nhái mẫu mã đều có thể tự nhiên dùng loại kí hiệu này dán lên sản phẩm nhầm đánh lừa người tiêu dùng.

Và theo kinh nghiệm của mình thì để mua đúng sản phẩm chất lượng thì chúng ta chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chọn mua nơi uy tín, cửa hiệu lớn, các trung tâm cung cấp lớn,…
  • Sản phẩm chính hãng thường đi kèm bảo hành lâu dài của hãng.
  • Giá cả của sản phẩm chính hãng giữa các nơi cung cấp sẽ không chênh lệch quá nhiều.
  • Hạn chế mua sản phẩm rẻ hơn nữa giá hoặc 1/3 so với thị trường.

Chứng nhận CE trong màn hình LED

Màn hình LED thuộc sản phẩm thiết bị điện, điện tử nên bắt buộc phải có chứng nhận CE, cụ thể là chứng nhận EMC (Electro-magnetic Compatibilty) khi xuất khẩu vào thị trường Châu Âu. Ngoài ra, chứng chỉ RoHS cũng là một yêu cầu quan trọng với các sản phẩm màn hình LED hiện nay.

Có thể bạn quan tâm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *