Nếu như bạn là một người đam mê nhiếp ảnh hay trang trí bằng LED, thì hệ màu RGB hay hệ màu RGB trong LED không còn quá xa lạ với bạn. Đây là một thành tố quan trọng giúp hiển thị màu sắc cho hình ảnh. Hệ 3 màu RGB là 1 trong những hệ màu phổ biến được ứng dụng nhiều trong màn hình hiển thị LED.

rbg la gi
RGB là gì?

Đây là ba màu chính của ánh sáng trắng sau khi được tách khỏi lăng kính. Có thể thấy, khi kết hợp 3 màu này lại với nhau có thể tạo ra hàng nghìn, hàng triệu màu đa dạng, khác nhau.

Lưu ý: Mô hình màu RGB tự bản thân nó không định nghĩa thế nào là “đỏ”, “xanh lục” và “xanh lam” một cách chính xác, vì thế với cùng các giá trị như nhau của RGB có thể mô tả các màu tương đối khác nhau trên các thiết bị khác nhau có cùng một mô hình màu. Trong khi chúng cùng chia sẻ một mô hình màu chung, không gian màu thực sự của chúng là dao động một cách đáng kể.

Lịch sử hình thành

RGB có nguồn gốc từ các tiêu chuẩn cho TV màu năm 1952 của RCA và việc sử dụng tiêu chuẩn RGB bởi Edwin Land trong các camera Land / Polaroid. (Theo Wikipedia)

Cơ sở sinh học

Các màu gốc có liên quan đến các khái niệm sinh học hơn là vật lý, nó dựa trên cơ sở phản ứng sinh lý học của mắt người đối với ánh sáng. Mắt người có các tế bào cảm quang có hình nón nên còn được gọi là tế bào hình nón, các tế bào này thông thường có phản ứng cực đại với ánh sáng vàng – xanh lá cây (tế bào hình nón L), xanh lá cây (tế bào hình nón M) và xanh lam (tế bào hình nón S) tương ứng với các bước sóng khoảng 564 nm, 534 nm và 420 nm. Ví dụ, màu vàng thấy được khi các tế bào cảm nhận màu xanh ánh vàng được kích thích nhiều hơn một chút so với tế bào cảm nhận màu xanh lá cây và màu đỏ cảm nhận được khi các tế bào cảm nhận màu vàng – xanh lá cây được kích thích nhiều hơn so với tế bào cảm nhận màu xanh lá cây.

Mặc dù biên độ cực đại của các phản xạ của các tế bào cảm quang không diễn ra ở các bước sóng của màu “đỏ”, “xanh lục” và “xanh lam”, ba màu này được mô tả như là các màu gốc vì chúng có thể sử dụng một cách tương đối độc lập để kích thích ba loại tế bào cảm quang.

Để sinh ra khoảng màu tối ưu cho các loài động vật khác, các màu gốc khác có thể được sử dụng. Với các loài vật có bốn loại tế bào cảm quang, chẳng hạn như nhiều loại chim, người ta có lẽ phải nói là cần tới bốn màu gốc; cho các loài vật chỉ có hai loại tế bào cảm quang, như phần lớn các loại động vật có vú, thì chỉ cần hai màu gốc. (Theo Wikipedia)

Hệ màu RGB là gì?

Hệ màu RGB là hệ 3 màu cơ bản Red (đỏ), Green (xanh lục), Blue (xanh lam), 3 màu chính của ánh sáng trắng sau khi được tách khỏi lăng kính. Có thể thấy, khi kết hợp 3 màu này lại với nhau, ta sẽ được màu trắng và đồng thời có thể tạo ra hàng nghìn, hàng triệu màu đa dạng, khác nhau.

mixed RGB color
Hệ màu RGB là gì?

Màn hình LED RGB là gì ?

Màn hình LED RGB là loại màn hình có kết cấu từ những tấm module LED sử dụng diode phát sáng với hệ màu RGB để hiển thị màu sắc của hình ảnh, video. Hiểu đơn giản thì đây là các bóng LED nhỏ có thể tạo ra hầu hết mọi màu sắc trên nền màn hình LED.

Cùng với đó, LED RGB cũng chính là bộ phận quan trọng nhất của khả năng biến đổi màu linh hoạt trên màn hình LED.

Cấu tạo của LED RGB

LED RBG được cấu thành gồm 4 chân (1 chân dương chung và 3 chân âm riêng ứng với 3 màu) và các đèn LED nhỏ có cực dương chung (common anode) và cực âm chung (common cathode). Khi nhìn vào đèn LED RGB, bạn sẽ thấy nó có 4 dây dẫn, dây dài nhất đứng thứ hai từ bên trái, các dây dẫn sau lần lượt theo thứ tự: đỏ, cực dương hoặc âm, xanh lục và xanh lam.

RGB_LEDs_Pinout

  • Cực dương chung (common anode): cực dương của các đèn LED bên trong đều được kết nối với dây dẫn cực dương bên ngoài để điều khiển từng màu. áp dụng tín hiệu thấp hoặc nối đất cho các dây dẫn màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam và kết nối dây dẫn cực dương với cực dương của nguồn điện.
  • Cực âm chung (common cathode): cực âm của các đèn LED bên trong đều được kết nối với dây dẫn âm cực bên ngoài. Để điều khiển từng màu, bạn cần áp dụng tín hiệu cao hoặc VCC cho các dây dẫn màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam và kết nối dây dẫn cực dương với cực âm của nguồn điện.

Cường độ ánh sáng phát ra sẽ phụ thuộc vào khoảng cách năng lượng phát ra từ dòng điện. Khi nhận được điện áp được đặt lên các điện cực, dòng điện sẽ đi từ cực dương sang cực âm.

Đặc điểm sáng của LED RGB

  • Độ sáng: điểm sáng nhỏ và gần nhau thì công suất phát sáng sẽ nhỏ, góc chiếu hẹp. Ghép các LED với nhau thì sẽ tạo công suất lớn để phục vụ chiếu sáng không gian rộng
  • Góc mở sáng: ghép 3 điểm gần nhau lại thì việc phối giữa các màu sẽ không bị lộ. còn nếu ở xa hoặc bị làm mờ bởi các vật liệu thì các điểm gần sẽ thành một điểm mắt thường không phân biệt được.
  • Thời gian phối màu: có thể điều chỉnh 3 màu sáng cùng lúc hoặc sáng theo tuần tự thời gian. Thay đổi độ rộng của xung để thể hiện được cường độ sáng của từng màu.

Ở bài viết này, HacoLED đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về hệ màu RGB – thành tố quan trọng trong hiển thị màu sắc trên màn hình LED hy vọng giúp ích cho bạn có thêm hiểu biết về lĩnh vực này.

Có thể bạn quan tâm:

Liên hệ

Quý khách có nhu cầu lắp đặt màn hình LED hoặc các giải pháp trình chiếu hiển thị trong nhà ngoài trời vui lòng liên hệ chúng tôi:

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ HACO VIỆT NAM

  • Địa chỉ giao dịch HN: Số 17, Ngõ 10, P. Nghĩa Đô, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Địa chỉ giao dịch HCM: 12, G11, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Hồ Chí Minh
  • Hotline034 232 4488 | Phone0242 242 4488
  • Website: https://hacoled.com/

2 thoughts on “Hệ màu RGB trong màn hình LED là gì ?

  1. Pingback: Thang độ xám trong màn hình LED là gì? - HacoLED

  2. Pingback: Module LED là gì? – HacoLED

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *