Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, thuật ngữ Telehealth, Telemedicine dần dần trở nên phổ biến ở nhiều đất nước trên thế giới. Hiện nay với sự ra đời của sóng radio và sự phát triển của các phương tiện truyền dẫn, thiết bị công nghệ cao đã nâng nền y học lên một tầm cao mới.
Ở bài viết dưới đây mọi người cùng HacoLED tìm hiểu về khái niệm của Telehealth, Telemedicine và sự khác biệt giữa Telehealth và Telemedicine nhé!
Telehealth là gì?
Telehealth là một chương trình chữa bệnh từ xa, công nghệ này đã được phổ biến từ lâu ở trên thế giới nhưng ở Việt Nam công nghệ này mới được ứng dụng trong thời gian gần đây. Công
nghệ này được phát triển bởi công nghệ viễn thông Viettel, khám bệnh từ xa dần dần được áp dụng nhiều bệnh viện trên cả nước.
Telehealth được xây dựng với mô hình từ đội ngũ bác sĩ tuyến Trung ương sau khi thẩm định hồ sơ bệnh án của bệnh nhân các đơn vị tuyến tỉnh gửi về. Đưa ra cuộc họp hội chẩn ở nhiều chuyên khoa khác nhau.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở đây có thể bao gồm cả chẩn đoán và điều trị, cung cấp thuốc men, tư vấn, giải đáp thắc mắc, xử trí tình huống khẩn cấp hay dự phòng về các loại dịch bệnh từ nhiều nơi trên khắp tổ quốc. Telehealth không thay thế hoàn toàn được khám chữa bệnh trực tiếp, nhưng là công cụ bổ trợ ưu việt vì sự nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp hơn rất nhiều.
Lợi ích của Telehealth
Thông qua hội nghị truyền hình trực tuyến và các công cụ truyền xem hình ảnh, các chuyên gia đầu ngành của BV ĐHYHN tiến hàng hội chẩn, phân tích hình ảnh trực tuyến và đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân. Nhờ đó các bệnh nhân được điều trị tốt nhất ngay tại chỗ, hạn chế việc chuyển tuyến, tiết kiệm chi phí và giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
- Nhanh chóng: Không phải đến bệnh viện, phòng khám. Không phải xếp hàng, chờ đợi để được khám chữa bệnh.
- Thuận tiện: Dù bạn ở bất cứ nơi nào, bạn đều có thể nhận được tư vấn về sức khỏe và y tế ngay lập tức khi cần thiết.
- Tiết kiệm: Telehealthcare rẻ hơn rất nhiều so với chi phí khám chữa bệnh thông thường; không mất chi phí đi lại, vận chuyển.
- Dễ dàng: Cách thức sử dụng dễ dàng; chỉ cần 1 cuộc điện thoại là được đáp ứng dịch vụ tư vấn y tế.
- Tin cậy: Được sự tư vấn của các giáo sư, bác sỹ đầu ngành đã và đang công tác tại các bệnh viện, phòng khám hàng đầu tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trên toàn quốc.
Telehealth còn cung cấp nhiều dịch vụ:
- Tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa (TeleRad): Bằng nền tảng công nghệ thông tin: chia sẻ hình ảnh Xquang, siêu âm, điện tim, CR Scanner, MRI…của người bệnh tại Bệnh viện 199 kết nối đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
- Tư vấn huyết học, truyền máu, vi sinh. Hóa sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh, ký sinh trùng…: Sử dụng nền tảng của hệ thông công nghệ thông tin trong kết nối từ xa để các bác sỹ chuyên ngành hỗ trợ hội chẩn, tư vấn phù hợp.
- Hội chẩn, tư vấn cấp cứu (TeleICU): Thiết lập phòng hội chẩn, tư vấn Hồi sức cấp cứu, chống độc giữa hai bệnh viện: một là phòng ICU của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, và một là khoa Hồi sức tích cực chống độc của Bệnh viện 199.
- Sử dụng các ứng dụng (app) trên thiết bị điện tử cầm tay thông minh trong một số dịch vụ.
So với khám bệnh trực tiếp thì Telehealth có khác biệt gì?
So với tình hình hiện nay dịch Covid-19 nguy hiểm lây lan nhanh chóng, để tránh tập trung đông người giảm nguy cơ lây bệnh ở những nơi công cộng Telehealth có vai trò rất lớn giúp người dân:
- Tiếp xúc cơ thể hạn chế làm giảm khả năng tiếp xúc với COVID-19 của mọi người
- Thăm khám ảo đảm bảo bạn được chăm sóc sức khỏe mọi lúc mọi nơi – tại nhà, tại cơ quan hoặc thậm chí trên ô tô của bạn
- Các chuyến thăm ảo cắt giảm việc đi lại, thời gian nghỉ làm và nhu cầu chăm sóc trẻ em
- Các công cụ chăm sóc sức khỏe ảo có thể rút ngắn thời gian chờ một cuộc hẹn
- Tăng khả năng tiếp cận các chuyên gia ở xa quê hương của bạn
Telehealth của các bệnh viện tuyến trung ương
Bệnh Viện Tim Hà Nội
Chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Tim Hà Nội được thành lập ngày 6/8, các trường hợp phẫu thuật, can thiệp tại các điểm cầu đều đã thành công. Đây là bước khởi đầu, là tiền đề cho các hoạt động tư vấn, hỗ trợ tiếp theo trong chuỗi các hoạt động khám chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Tim Hà Nội nhằm hướng đến mục tiêu “Mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sỹ từ tuyến xã đến tuyến Trung ương; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới.
Các cơ sở y tế được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ các bệnh viện tuyến cuối dựa trên nền tảng công nghệ thông tin; góp phần phòng chống dịch bệnh, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người dân”.
Bệnh Viện Nhi Trung Ương
Với việc triển khai hệ thống hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, Bệnh viện Nhi Trung ương mong muốn hỗ trợ bác sĩ tại các cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa có điều kiện học tập, nâng cao trình độ chuyên môn thông qua việc trao đổi, chia sẻ, hỗ trợ các ca bệnh khó, phức tạp từ các bác sĩ đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa; qua đó từng bước cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe trẻ em tại cơ sở.
GS.TS Lê Thanh Hải – Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ: “Ban Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã từng ấp ủ và thử nghiệm triển khai hệ thống Telemedicine phục vụ cho hoạt động đào tạo, chỉ đạo tuyến từ cách đây hơn 10 năm. Tuy nhiên tại thời điểm đó, hạ tầng đường truyền Inernet chưa đảm bảo, chi phí cao đồng thời chưa có hành lang pháp lý nên đành tạm gác lại. Đến nay, khi chúng tôi đã chuẩn bị tốt nhất các điều kiện về đường truyền, kết nối, nhân lực, đồng thời thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Y tế nên bệnh viện tự tin triển khai hệ thống Telehealth. Đây cũng là những bước đi thử nghiệm đầu tiên của hành trình dài hướng đến cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại cộng đồng thông qua các hoạt động hội chẩn, khám, tư vấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật…”.
Bệnh Viện ĐH Y Hà Nội
Nhằm hỗ trợ người dân khám chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải cho các cơ sở khám chữa bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19, ngày 5/5/2020 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiếp tục triển khai hương trình tư vấn khám chữa bệnh từ xa TeleHealth cùng 8 bệnh viện tham gia và bổ sung thêm 2 bệnh viện mới là BVĐK Triệu Sơn (Thanh Hoá); BVĐK Mộc Châu (Sơn La).
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu -Giám đốc Bệnh viện Đại Học Y, nền tảng hỗ trợ tư vấn, khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) sẽ xóa nhòa ranh giới trình độ của các đơn vị còn chưa được nâng cao về chuyên môn.
“Hiện chúng ta đang khám chữa bệnh theo phương pháp truyền thống và vẫn cần tiếp tục duy trì phát huy. Telehealth sẽ là một công cụ hỗ trợ. Nó không thể thay thế tuyệt đối, nhưng sẽ hỗ trợ cho hệ thống y tế. Hiệu quả rõ nhất là giảm tỷ lệ bệnh nhân đi từ nhà đến bệnh viện cơ sở. Giảm tỷ lệ chuyển tuyến từ bệnh viện cơ sở đến bệnh viện trung ương. Đặc biệt là giảm tỷ lệ tái khám của người bệnh”, BS Hiếu nói.
|Đọc thêm:
Telemedicine là gì?
Telemedicine là một từ ghép bắt nguồn từ “tele” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “từ xa” và “medicine” trong tiếng Latin là “mederi” nghĩa là “điều trị”. Năm 1970, lần đầu tiên khái niệm Telemedicine được dùng nhằm mô tả cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân từ xa thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin.
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở đây có thể bao gồm cả chẩn đoán và điều trị, cung cấp thuốc men, tư vấn, dự phòng và phục hồi, bảo hiểm y tế, giảng dạy, nghiên cứu…) Hiện nay, Telemedicine được hiểu là loại hình cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến để chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Telemedicine có ưu điểm khi cho phép trao đổi thông tin về bệnh nhân qua màn hình để thảo luận phác đồ điều trị, chia sẻ các kiến thức chuyên môn hoặc huấn luyện từ xa. Nâng cao kết nối giữa các bộ phận trong bệnh viện, quản lý các dữ liệu nhạy cảm (như bệnh án) một cách bảo mật. Bằng cách ứng dụng giải pháp khám chữa bệnh từ xa này đã xóa đi rào cản về địa lý giữa bác sĩ và bệnh nhân.
Các loại hình dịch vụ Telemedicine
Telemedicine được chia thành ba loại dịch vụ: Điều trị tương tác từ xa, kỹ thuật lưu trữ và chuyển tiếp (store-and-forward), và giám sát bệnh nhân từ xa.
- Điều trị tương tác từ xa (Interactive Telemedicine): còn được gọi là y học trực tiếp từ xa hoặc y học từ xa theo thời gian thực. Nó liên quan đến việc bệnh nhân và nhà cung cấp giao tiếp trực tiếp thông qua video, trò chuyện hoặc các phương pháp từ xa như hội nghị truyền hình, … trong thời gian thực. Loại hình y tế từ xa này có thể thay thế cho một cuộc thăm khám trực tiếp tại văn phòng. Nó phổ biến để chăm sóc khẩn cấp, theo dõi, chăm sóc ban đầu, quản lý thuốc và kiểm soát bệnh mãn tính.
- Bước lưu trữ và chuyển tiếp (store-and-forward): Đây là thuật ngữ dùng nhiều trong kỹ thuật viễn thông, trong đó thông tin được gửi đến một trạm trung gian, nơi nó được lưu giữ và gửi tại một thời gian sau đó đến đích cuối cùng hoặc khác trạm trung gian. Trạm trung gian hoặc nút trong ngữ cảnh mạng, xác minh tính toàn vẹn của tin nhắn trước khi được chuyển tiếp đi.
- Lưu trữ và chuyển tiếp từ xa: còn được gọi là y học từ xa không đồng bộ, cho phép bệnh nhân và nhà cung cấp truyền thông tin y tế để chẩn đoán hoặc để xem xét sau này. Ví dụ, về thông tin có thể được chia sẻ từ bệnh nhân đến nhà cung cấp và từ nhà cung cấp này sang cho nhà cung cấp kia, như báo cáo phòng thí nghiệm, nghiên cứu hình ảnh, video cùng các kết quả chẩn đoán khác.
Giám sát bệnh nhân từ xa, còn được gọi là theo dõi bệnh nhân từ xa, sử dụng các thiết bị để thu thập và gửi dữ liệu từ xa đến các nhà cung cấp dịch vụ y tế để giải thích. Các ví dụ có thể bao gồm đo đường huyết, điện tâm đồ hoặc các phép đo dấu hiệu quan trọng khác. Giám sát bệnh nhân từ xa thường sử dụng để theo dõi bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, bệnh nhân có nguy cơ cao hoặc bệnh nhân mới xuất viện hoặc các bệnh nhân nữ bị bệnh phụ khoa khi muốn tư vấn bác sĩ.
Lợi ích của Telemedicine
Telemedicine không yêu cầu chi phí nào đáng kể ngoài một máy ảnh web và một cổng thông tin bệnh nhân an toàn kết nối bác sĩ với cơ sở dữ liệu hồ sơ y tế điện tử được bảo mật trực tuyến. Loại hệ thống này đảm bảo an toàn cho thông tin cá nhân được thảo luận trong cuộc gọi khám bệnh từ xa, đồng thời cung cấp cho bác sĩ điều trị khả năng lưu trữ hồ sơ y tế cần thiết. Ngoài các thiết bị bắt buộc này, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu giấy phép y tế được cung cấp bởi cùng tiểu bang nơi bệnh nhân nhận được đơn thuốc của họ.
Những người ủng hộ việc sử dụng y tế từ xa cho thấy sự thuận tiện của nó, giảm thời gian chờ đợi, mở rộng khả năng tiếp cận với chẩn đoán và điều trị y tế chất lượng cao, cũng như chi phí thấp hơn so với hầu hết các tư vấn y tế khác. Ngoài ra, sự sẵn có của hồ sơ bệnh nhân trực tuyến có khả năng làm cho việc kê đơn của bệnh nhân trở nên đáng tin cậy và chính xác hơn.
Bằng cách cung cấp ý kiến thứ hai dễ dàng hơn và nhanh hơn, y học từ xa cũng có thể làm cho bệnh nhân và bác sĩ trải nghiệm tốt hơn. Cuối cùng, nó tạo ra các kết quả sức khỏe được cải thiện, đây phải là mục tiêu chính của tất cả các dịch vụ y tế.
Nhiều nghiên cứu đã so sánh trực tiếp giữa y học từ xa và các phương pháp tiếp cận khác để quản lý bệnh nhân đã chỉ ra rằng lợi ích rõ ràng liên quan đến việc sử dụng y học từ xa. Lợi ích là lớn nhất trong các lĩnh vực điện ảnh học, y tế điện tín, điện tim học từ xa (đặc biệt là siêu âm tim), khám bệnh từ xa tại nhà, và bệnh lý học từ xa. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đồng ý với bằng chứng hạn chế hiện tại về lợi ích hoặc hiệu quả chi phí của y học từ xa, điều này cần có các nghiên cứu sâu hơn.
Sự khác biệt giữa Telehealth và Telemedicine
Mặc dù thuật ngữ y tế từ xa và chăm sóc sức khỏe từ xa thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng vẫn có sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này.
Thuật ngữ Telehealth bao gồm một loạt các công nghệ và dịch vụ để cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân và cải thiện toàn bộ hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Telehealth khác với y tế từ xa vì nó đề cập đến phạm vi rộng hơn của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa so với y tế từ xa. Trong khi Telemedicine đề cập cụ thể đến các dịch vụ y tế từ xa, Telehealth có thể đề cập đến các dịch vụ phi lâm sàng từ xa, chẳng hạn như đào tạo nhà cung cấp, các cuộc họp hành chính và giáo dục y tế liên tục, ngoài các dịch vụ lâm sàng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sức khỏe từ xa bao gồm “Các chức năng giám sát, nâng cao sức khỏe và sức khỏe cộng đồng”.
Telemedicine liên quan đến việc sử dụng thông tin liên lạc điện tử và phần mềm để cung cấp các dịch vụ lâm sàng cho bệnh nhân mà không cần thăm khám trực tiếp. Công nghệ y tế từ xa thường được sử dụng để tái khám, quản lý các bệnh mãn tính, quản lý thuốc, tư vấn chuyên khoa và một loạt các dịch vụ lâm sàng khác có thể được cung cấp từ xa thông qua kết nối video và âm thanh an toàn.
Lợi ích của việc sử dụng Hội Nghị Truyền Hình trực tiếp trong việc khám chữa bệnh từ xa
Hỗ trợ điều trị từ xa cho bệnh nhân
Hội nghị truyền hình hỗ trợ các y bác sĩ điều trị chẩn đoán cho bệnh nhân tại bất cứ đâu giúp giảm thiểu thời gian và chi phí khám chữa bệnh.
- Đội ngũ y bác sĩ có thể nhân chóng tiếp nhận bệnh nhân, kịp thời chẩn đoán và điều trị mà không bị giới hạn về khoảng cách.
- Hỗ trợ tiếp cận bệnh nhân kịp thời, nhất là các trường hợp cấp cứu.
- Giảm quá tải cho các bệnh viện.
- Giúp các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa có thể kết nối với chuyên gia nhanh nhất khi cần thiết.
- Cho phép tiếp nhận, xử lý các tình huống phát sinh nhanh chóng, kịp thời. Hỗ trợ đưa ra quyết định đúng lúc, chính xác và hiệu quả.
- Cải thiện quá trình theo dõi bệnh nhân.
Trao đổi chuyên môn và đào tạo
Các bác sĩ có thể dễ dàng trao đổi chuyên môn; hội chẩn với các đồng nghiệp trên cả nước hoặc các chuyên gia nước ngoài tức thì. Các giáo sư bác sĩ, chuyên gia y tế tuyến đầu; có thể tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện trực tuyến từ xa đến với các cấp dưới. Giúp giảm chi phí đi lại, thời gian, công sức.
Đem lại lợi ích cho bệnh nhân
Giúp tiết kiệm chi phí. Đối với bệnh nhân, một nghiên cứu cho thấy trong số những bệnh nhân được khảo sát; 93% nói rằng họ tiết kiệm tiền bằng cách sử dụng Telehealth thay vì chăm sóc tại phòng khám truyền thống.
Giúp tiết kiệm cả thời gian. Hội nghị truyền hình có thể là một giải pháp nhanh chóng khi bệnh nhân thực sự cần gặp bác sĩ. Mà không cần phải mất thời gian di chuyển.
Cung cấp khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc tốt hơn cho bệnh nhân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Vì vậy Telehealth và Telemedicine đang là một ứng dụng đang được phát triển rộng rãi phổ biến trên khắp các bệnh viện trên cả nước, nó có vai trò vô cùng quan trọng giúp hạn chế dịch Covid-19 cũng như giúp người dân dễ dàng khám chữa bệnh tại nhà mà không cần phải đến các trung tâm cơ sở y tế tiết kiệm nhiều chi phí mà vẫn đạt hiệu quả trong việc khám và điều trị bệnh.
Bài viết trên đây là Telehealth Là Gì? Telemedicine Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Teleheath và Telemedicine. Các bạn còn muốn tìm hiểu nhiều thông tin thú vị khác thì đừng quên ghé HacoLED để đọc nhé!