Khi nghĩ đến màn hình điện thoại smartphone thì có 03 loại chính theo thứ tự: LCD – TFT – AMOLED. Màn hình TFT LCD là phiên bản nâng cấp đáng kể so với màn hình LCD tiền nhiệm. Vậy màn hình TFT có những ưu nhược điểm, cấu tạo ra sao? Hãy cùng mình tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Màn hình TFT là gì?

Màn hình TFT ( viết tắt của Thin Film Transistor ) là một loại màn hình LCD được ứng dụng trên các màn hình dạng phẳng như điện thoại, máy tính bảng, laptop,…

man hinh tft la gi
Màn hình TFT là gì?

Công nghệ TFT hoạt động bằng cách kiểm soát độ sáng ở các điểm ảnh phụ màu đỏ, xanh lục và xanh lam thông qua các bóng bán dẫn cho mỗi điểm ảnh trên màn hình. Bản thân các điểm ảnh không tạo ra ánh sáng, thay vào đó, màn hình sử dụng đèn nền để chiếu sáng.

man hinh tft tren laptop
Màn hình TFT trên laptop
=

Cấu tạo của màn hình TFT LCD

  • Màn hình TFT là phiên bản nâng cấp của LCD lên cũng có cấu tạo khá giống với LCD với các đặc điểm sau:
  • Các điểm ảnh xuất hiện trên màn hình được sắp xếp và định dạng theo cộ và hàng;
  • Mỗi pixel sẽ được gắn vào một bóng bán dẫn Silicon nằm trực tiếp ngay trên bảng thuỷ tinh và được gắn kèm một nguồn năng lượng được duy trì ngay cả trong trường hợp màn hình bị làm mới lại.
  • Nguồn năng lượng giúp cho các điểm ảnh luôn duy trì ổn định cả ngày khi các pixel hoạt động.

Ưu nhược điểm của màn hình TFT

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Truyền dẫn ánh sáng tốt, ổn định.
  • Tốc độ thời gian nhanh, ổn đinh, phát triển hơn hẳn so với phiên bản tiền nhiệm là LCD.
  • Có thể sử dụng ngoài ánh nắng mặt trời mà không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
  • Kiểm soát tốt hình ảnh và màu sắc nó tạo ra.
  • Ứng dụng trên nhiều thiết bị công nghệ.
  • Lượng điện năng tiêu thụ ít.
  • Góc nhìn hẹp, có thể nhìn trực diện mới cho hình ảnh rõ ràng và sắc nét.
  • Độ tương phản có thể bị hạn chế

So sánh màn màn hình TFT và AMOLED

Thông số so sánh

AMOLED

TFT

Công nghệ

Sử dụng công nghệ đi-ốt phát sáng hữu cơ ma trận di động

Sử dụng công nghệ bóng bán dẫn phim mỏng

Biển thể của

AMOLED là phiên bản nâng cấp của LED

AMOLED là phiên bản nâng cấp của LED

Hiển thị

Màn hình hiển thị đen sau khi tắt

Màn hình không hoàn toàn đen khi tắt



Góc nhìn

Toàn cảnh

Góc nhìn không rộng.

Điều này nghĩa là bạn phải nhìn thẳng vào màn hình mới thấy được hình ảnh rõ nét.

Màu sắc

Màu sắc tươi sáng, sống động

Các tùy chọn độ tương phản hạn chế có sẵn trong màn hình này

Đèn nền

Không yêu cầu

Yêu cầu

Tiêu thụ năng lượng

Tiêu thụ ít và có tuổi thọ pin tốt hơn

Tiêu thụ nhiều và thời lượng pin kém hơn.

Chi phí sản xuất

Đắt hơn TFT LCD

Rẻ hơn

Ứng dụng

Có sẵn trên các thiết bị và điện thoại thông minh đắt tiền

Có sẵn trên các thiết bị và điện thoại thông minh có giá phải chăng

Phiên bản liên quan

Phiên bản gần nhất và cũ hơn là OLED

Phiên bản gần nhất và là dạng nâng cấp là IPS LCD

Nói chung là, cả hai công nghệ đều hữu ích trong các đồ dùng và thiết bị khác nhau. Các tiện ích như màn hình máy tính, TV, bảng điều khiển ô tô, thiết bị cầm tay, hệ thống trò chơi kỹ thuật số, điện thoại thông minh và các trợ lý kỹ thuật số khác cung cấp hình ảnh chất lượng cao nhờ những màn hình này.

AMOLED rất hữu ích cho những người thích độ phân giải cao và có các thiết bị hỗ trợ như vậy. Bởi vì nó tiêu thụ ít điện năng hơn và cung cấp thời lượng pin tuyệt vời. Trong khi đó, TFT LCD là một màn hình giá cả phải chăng. Nó thậm chí còn cung cấp cho tính năng đèn nền. Mặc dù, nó không có màu sắc tươi sáng, rực rỡ và góc nhìn toàn cảnh như trước đây. Nó vẫn cho độ phân giải cao hơn các màn hình khác.

Trên đây là những thông tin về màn hình TFT LCD mà chúng tôi mang đến cho bạn. Hy vọng giúp ích cho bạn! Đừng quên ghé HacoLED để tìm đọc những thông tin thú vị khác nhé.

Có thể bạn quan tâm:

One thought on “Màn hình TFT – Cấu tạo và ưu nhược điểm như thế nào?

  1. Pingback: Màn hình OLED – HacoLED

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *