
POLED cũng như các phiên bản khác nâng cấp từ OLED, vì vậy nó vẫn được phát sáng bằng cách diode phát quang hữu cơ, các thành phần nhỏ li ti sáng lên mỗi khi có dòng điện chạy qua chúng.
Ưu nhược điểm của màn hình POLED
Ưu điểm

- Màn hình P-OLED sử dụng kính nên có thể uốn cong, gấp lại hay cuộn lại, bền bỉ hơn mà không bị vỡ.
- Góc nhìn tuyệt vời.
- Vì sử dụng nhựa nên nhà sản xuất có thể dễ dàng ép mỏng, ít tốn nguyên liệu hơn so với các tấm nền khác.
- Màu đen sâu và tỷ lệ tương phản tuyệt vời, phù hợp với HDR
Nhược điểm
- Kỹ thuật sản xuất khó hơn và tốn kém hơn, với năng suất không được tối ưu hóa.
- Tấm nền nhựa nên không thể nào tốt như kính do kính có đặc tính quang học tốt hơn
- Bề mặt nhựa dễ dàng bị trầy xước hơn kính.
Thiết bị nào sử dụng công nghệ P-OLED
Với đặc tính có thể uốn dẻo, mỏng nên màn hình P-OLED thường xuất hiện trên các thiết bị màn hình cong và một trong số các thiết bị đầu tiên sử dụng công nghệ P-OLED là chiếc điện thoại LG G Flex 2.

Các thiết bị màn hình cong thường rơi vào phân khúc cao cấp nhưng P-OLED lại có một số nhược điểm về hiển thị, do đó, các phiên bản khác như OLED, AMOLED hay Super AMOLED được sản xuất và sử dụng nhiều hơn.
Trên đây là những thông tin về màn hình P-OLED mà chúng tôi mang đến cho bạn. Hy vọng giúp ích cho bạn. Đừng quên ghé HacoLED để tìm đọc những thông tin thú vị khác nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Màn hình AMOLED là gì? So sánh màn hình AMOLED với Super AMOLED
- Màn hình LED Qiangli – Nâng tầm đẳng cấp chất lượng cho không gian của bạn
- Màn chiếu quang học là gì? Giá cả bao nhiêu và nên mua ở đâu?