Bạn đã nghe về màn hình CRT – màn hình từng làm mưa làm gió trước khi phải nhường chỗ cho LED, LCD và OLED, nhưng bạn vẫn chưa biết rõ về loại màn hình này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về màn hình CRT cũng như ưu nhược điểm, sự thoái trào của nó.
Mãi cho đến 1954, chiếc TV CRT màu đầu tiên mới được thương mại hoá và CRT chính thức thống trị ngành công nghiệp TV cho đến 2007, thời điểm mà nó bị vượt mặt bởi màn hình LCD.
Dòng thời gian của TV CRT, cụ thể là tại thị trường Việt Nam, gắn liền với các thương hiệu như: Sony, Panasonic, Toshiba,…Đây đều là những cái tên gần như chiếm mọi lòng tin của người Việt Nam tại thời điểm năm 1958 – 2000. Đặc biệt là thương hiệu Sony với các dòng TV Wega, đây được xem là tiêu chuẩn của chất lượng và cũng là sự khởi nguồn của câu: “Nét như Sony”.
Bên cạnh đó, dòng TV CRT cao cấp cũng nổi tiếng với độ bền của mình. Vẫn còn rất nhiều TV CRT được sản xuất từ những năm 90 và vẫn còn hoạt động cho đến nay.
Màn hình CRT là gì?
Màn hình CRT là màn hình sử dụng màn huỳnh quang và các ống tia cathode tác động vào các điểm ảnh ( pixel ) để tạo sự phản xạ ánh sáng, được sử dụng chủ yếu trong sản xuất tivi, máy tính,…
Nguyên lý hoạt động của màn hình CRT
CRT về bản chất là một hệ thống đèn điện tử chân không. Trong đó nó sử dụng một (TV đen trắng) hoặc ba (TV màu) súng điện tử (bắn tia âm cực) và một màn phosphor ( Phốt pho ).
Nguyên lý hoạt động:
Để hiển thị được hình ảnh, các súng điện tử sẽ bắn tia âm cực (các hạt electron) vào màn phosphor để kích thích chúng phát sáng. Tuỳ theo màu sắc muốn hiển thị, các electron có thể được gia tốc hoặc chuyển hướng trong quá trình bắn từ súng (qua lớp chân không) đến màn phosphor.

Cấu tạo của ống tia âm cực:
- Ba đầu súng điện tử cho màu đỏ, xanh lá cây, xanh da trời khi bắn tia âm cực vào màn phosphor.
- Chùm electron.
- Cuộn dây tập trung.
- Cuộn dây làm lệch.
- Kết nối anode.
- (Mặt nạ để tách chùm tia thành các phần màu đỏ, xanh lá cây, và xanh da trời của hình ảnh hiển thị.
- Lớp phosphor với vùng màu đỏ, xanh lá cây, và xanh da trời như súng điện tử.
- Cận cảnh của phần trong của màn hình được tráng phosphor.
Cụ thể hơn đối với TV màu, công nghệ CRT thường sử dụng 3 loại Phosphor ( Phốt pho ), mỗi loại có khả năng phát ra một trong 3 màu cơ bản (đỏ, xanh lá, xanh dương) khi bị kích thích bởi tia âm cực. Màu sắc mà các bạn thấy cuối cùng cũng chính là sự kết hợp của 3 màu cơ bản này.
Ưu nhược điểm của tivi CTR
Tivi CRT được xem là công nghệ trình chiếu hình ảnh đầu tiên trên thế giới, do đó nó có nhiều điểm hạn chế hơn so với những công nghệ hiện đại như Tivi LED, Tivi OLED, màn hình LED, màn hình LCD hay Plasma.
Bảng dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của tivi CRT:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Tivi CTR – Từ màn hình lồi đến màn hình phẳng
Một điều thú vị là hầu hết các dòng TV CRT cho đến tận đầu thế kỷ 21 đều có màn hình lồi. Nguyên nhân của việc này là do nguyên tắc hoạt động của nó sử dụng súng điện tử bắn các tia âm cực vào tấm nền phosphor.

Càng xa trung tâm, khoảng cách mà tia âm cực phải đi sẽ càng xa và góc sẽ càng hẹp, dẫn đến hình ảnh ở góc bị thay đổi màu sắc. Việc sử dụng màn hình lồi (nhẹ) là để giúp cân bằng giữa hiện tượng biến dạng hình ảnh (do TV lồi) và màu sắc (do tia âm cực bị lệch góc).
Về sau các nhà sản xuất đã phát triển công nghệ mới cho phép TV CRT sở hữu màn hình phẳng mà không ảnh hưởng đến khả năng tái tạo màu sắc ở góc. Và rồi đến thời kỳ của TV LED, chúng ta lại bắt đầu thấy xuất hiện xu hướng TV màn hình cong.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý là các TV LED/OLED màn hình cong ra đời là do các hãng sản xuất muốn như vậy (ưu thế của màn hình cong vẫn còn là một chủ đề gây khá nhiều tranh cãi), còn các TV CRT màn hình lồi là vì lý do kỹ thuật.
Tại sao màn hình CRT lỗi thời
Hiện nay, màn hình CRT được xem là công nghệ lỗi thời và không được ưa chuộng bằng các loại tivi màn hình Plasma, LCD hay LED dẫn đến việc các dòng tivi từng làm mưa làm gió trên thị trường như Sony cũng phải ngưng sản xuất loại tivi này.
Công nghệ CRT lỗi thời do sự nặng nề và cồng kềnh hơn so với các công nghệ tivi sau này. Với đặc tính kỹ thuật của mình, việc sản xuất một chiếc tivi CRT trên 40 inch là điều không khả dụng vì không đủ không gian cũng như chi phí đắt đỏ. Trong khi đó, các công nghệ như Plasma, LCD hay LED cho phép các nhà sản xuất tạo ra những chiếc tivi màn hình lớn.
Tivi CRT sử dụng súng bắn âm cực sẽ phát ra một lượng nhỏ phóng xạ trong quá trình hoạt động, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người xem. Ngoài ra, tivi CRT cũng có chứa chì nên nếu không được xử lý đúng cách thì có thể sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.
Nhìn chung, màn hình phẳng của công nghệ Plasma, LCD hay LED có chi phí sản xuất rẻ hơn, nhẹ hơn và mỏng, đẹp hơn, sử dụng ít điện hơn và tỏa nhiệt ít hơn so với màn hình CRT.
So sánh màn hình CRT và màn hình LCD
Cơ sở so sánh |
Màn hình LCD |
Màn hình CRT |
Mở rộng thành |
Màn hình tinh thể lông |
Ống tia âm cực |
Giá cả |
Cao |
Thấp |
Thành phần chính |
Tấm thủy tinh, tinh thể lỏng nematic, nguồn sáng bên trọng |
Ống thủy tinh chân không, màn hình phosphor, súng điện tử, các tấm làm lệch hướng. |
Sự tiêu thụ năng lượng |
Ít hơn |
Nhiều hơn |
Hình ảnh nhấp nháy |
Chỉ xảy ra ở ánh sáng mờ |
Thường xuyên xảy ra |
Thiết bị sử dụng để tạo hình ảnh |
Tinh thể lỏng |
Súng điện tử |
Phản ứng |
Chậm |
Nhanh |
Độ phân giải |
Có thể cung cấp độ phân giải cao |
Cung cấp độ phân giải thấp |
Lưu giữ hình ảnh |
Tốt |
Không có mặt |
Hạn chế |
Các mức nhiệt độ quá cao ( cao hoặc thấp) có thể ảnh hưởng đến hoạt động của LCD |
Có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi từ trường bên ngoài |
Kích thước |
Gọn nhẹ |
To hơn |
Trên đây là những thông tin về màn hình CRT mà chúng tôi mang đến cho bạn. Hy vọng giúp ích cho bạn! Đừng quên ghé HacoLED để tìm đọc những thông tin thú vị khác nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Màn hình OLED – Ưu nhược điểm và tại sao được ưa chuộng
- Màn hình TFT LCD – Cấu tạo và ưu nhược điểm như thế nào?
- Múa tương tác LED – Nâng tầm đẳng cấp nghệ thuật biểu diễn
- Cách tính inch màn hình TV, laptop, màn hình LED chuẩn nhất
- Tivi trong suốt là xu hướng hiển thị trong tương lai. Tại sao không?
Pingback: Màn hình TFT – Cấu tạo và ưu nhược điểm như thế nào? – HacoLED
Pingback: Màn hình HDR – HacoLED