Card màn hình là một thiết bị quan trọng không thể thiếu của máy tính, có khả năng quyết định đến hình ảnh, đồ họa của máy tính. Đối với những người làm việc trên máy tính như streamer, gamer,… đây là khái niệm không quá xa lạ. Để biết được thêm nhiều điều thú vị về nó, mọi người tham khảo ở bài viết 6 Cách kiểm tra card màn hình hiệu quả và chính xác nhất của HacoLED nhé.
Card màn hình được chia làm 2 loại chính là: Card màn hình tích hợp và card rời.
1. Card màn hình tích hợp (Card onbroad )
Card onbroad (hay còn gọi là VGA Onbroad, VGA share) là loại card đã được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ (mainboard) và cụ thể là trên CPU (bộ xử lý trung tâm) của máy tính.

Nó hoạt động dựa trên CPU và RAM (bộ nhớ tạm) để xử lý hình ảnh của máy tính.
2. Card màn hình rời
Card rời được thiết kế rời, độc lập không phụ thuộc nhiều vào CPU và RAM. Loại card này có riêng một bộ tản nhiệt và vi xử lý GPU, do đó nó có thể xử lý đồ họa, màu sắc hình ảnh tốt hơn so với card onbroad cho máy tính. Chính những đặc điểm ưu việt trên, nên nó được nhiều người mua và sử dụng nhất.

6 Cách kiểm tra card màn hình
Để có thể đảm bảo card màn hình có thể thực hiện tốt các chức năng, đáp ứng đúng nhu cầu cần thiết của bản thân, dưới đây là 6 cách để kiểm tra card màn hình nhanh và chính xác nhất.
1. Xem thông tin card trên Desktop
Bước 1: Ta thoát về màn hình chính của máy tính, click chuột phải vào chỗ trống trên thanh Taskbar, chọn Task Manager.
Bước 2: Tiếp đến ta chọn Performance, lướt xuống dưới đến phần GPU để xem thông tin của card cũng như hiệu năng của nó.
2. Dùng DirectX Diagnostic Tool kiểm tra card màn hình
Bước 1: Với các thế hệ Windows cũ như Windows 7, để có thể khởi động được DirectX Diagnostic Tool, ta nhấn tổ hợp phím Windows + R. Sau đó hộp thoại RUN xuất hiện, ta nhấn gõ dxdiag rồi ấn ENTER.
Bước 2: Ta thấy xuất hiện trên m hình hộp thoại của DirectX Diagnostic Tool, ta ấn vào tab Display để có thể nhìn được thông tin của card mà ta sử dụng lắp đặt.
Ta chú ý đến Name trong phần Device:
- Nếu trong phần Name có Intel(R) HD Graphics hiển thị, thì loại card bạn đang sử dụng đó là card onbroad có sẵn trong máy tính bạn.
- Nếu nó hiển thị những từ như là ATI, AMD, NVIDIA thì loại card màn hình bạn đang sử dụng là card rời.
- Thường thì tên card rời chỉ hiển thị khi sử dụng ứng dụng nặng, còn nếu chỉ chạy nhưng ứng dụng bình thường, nhẹ thì chỉ hiển thị tên của card onbroad được tích hợp sẵn trong máy tính.
3. Dùng System Info để kiểm tra card màn hình
Bước 1: Với các thế hệ Windows cũ như Windows 7, để có thể khởi động được System Info, ta nhấn tổ hợp phím Windows + R. Sau đó hộp thoại RUN xuất hiện, ta nhấn gõ msinfo32 rồi ấn ENTER.
Bước 2: Sau đó, chọn mục System Summary rồi bên phải xuất hiện một bảng điều khiển, tiếp đến chọn phần Processor.
Bước 3: Mở rộng mục Components, ta chọn phần Displays, ta có thể xem các thông tin hiện bên phải của phần mềm.
4. Sử dụng phần mềm GPU-Z để kiểm tra card màn hình
Bước 1: Ta cần phải có phần mềm GPU-Z trong máy tính, bạn có thể tải nó tại đây.
Bước 2: Mở phần mềm, chọn phần Not now để khởi động phần mềm.
Bước 3: Sau đó chọn phần Graphics Card để kiểm tra thông số của card.
5. Cách kiểm tra card màn hình trên vỏ laptop
Với mỗi máy laptop hiện nay, trên góc phải hoặc góc trái bàn phím máy tính đều có dính thông tin về thương hiệu hoặc card mà máy tính đang sử dụng, giúp mọi người khi mua có thể dễ dàng tìm kiếm được những loại máy tính phù hợp với nhu cầu của bản thân.

6. Check card màn hình Macbook
Bước 1: Bạn click và biểu tượng “Quả táo” ở góc trái màn hình, sau đó ấn chọn Giới thiệu về máy Mac này.
Bước 2: Tiếp đó bạn có thể biết được tên card máy đang sử dụng ở phần Đồ họa. Chọn phần Displays ở phía trên để có thể xem độ phân giải, card, kích thước của máy tính.
Nếu máy tính bạn sử dụng card của NVIDIA ta cần ấn vào phần Báo cáo hệ thống, sau đó chọn vào phần Đồ họa/ Màn hình để xem thông tin card.
Đọc thêm:
- Standee LED là gì? Kích thước thông thường và ưu điểm ra sao.
- Độ phân giải màn hình là gì?
- Pixel Pitch là gì?
Những điều cần lưu ý khi chọn mua card màn hình
Để tránh mua phải những card kém chất lượng, đã qua sử dụng, dưới đây là một số lưu ý khi kiểm tra card màn hình.
1. Ngoại hình card
Đây là điều đầu tiên khi chọn mua card, ngoại hình của card quyết định đến môi trường hoạt động của card cũng như tuổi thọ của nó.
Để nhận biết card đã qua sử dụng hay chưa, người mua thường nhìn về bề mặt của card có bụi hay không. Nếu trên bề mặt của card có nhiều bụi, mọi người nên nhờ người bán vệ sinh sạch sẽ, hoặc là có thể không mua nó nữa để tránh ảnh hưởng đến linh kiện của máy tính khi sử dụng.
Bên cạnh đó, người mua nên chú trọng việc quan sát phần quạt tản nhiệt của card, nếu có dấu hiệu rỉ sét, mốc thì bạn nên dừng mua ngay vì những chiếc card này đã được sử dụng từ rất lâu trong điều kiện môi trường ẩm ướt.
2. Kiểm tra linh kiện
Khi đến với cửa hàng để mua, mọi người nếu chọn mua card cũ, nên xin phép người bán tháo card ra để cho xem linh kiện bên trong card. Mọi người nên chú ý xem có chỗ nào bị chảy nhựa hay có mối hàn nào rồi sau đó mới chọn mua.
3. Kiểm tra thông số
Để tránh mua phải card màn hình giả, do đó khi mua card, mọi người nên kiểm tra thông số của card bằng việc kiểm tra thông số trên phần mềm GPU-Z trên máy tính. Từ đó dễ dàng có thể phát hiện ra những card màn hình giả, kém chất lượng.
4. Kiểm tra hiệu năng
Để kiểm tra hiệu năng của card màn hình khi sử dụng, mọi người thường kiểm tra bằng việc sử dụng các phần mềm như Superposition, Furmark, Heaven, …. để có thể kiểm tra độ ổn định của nhiệt độ hoạt động của nó.
Trên đây là 6 cách kiểm tra card màn hình nhanh và chuẩn xác nhất mà chúng tôi sưu tầm được. Mọi người muốn tìm hiểu thêm về nhiều những thông tin thú vị khác đừng quên ghé qua HacoLED để đọc và tham khảo nhé!
Bên cạnh đó HacoLED chúng tôi còn cung cấp và lắp đặt một số sản phẩm như: màn hình LED, màn hình ghép, màn hình LCD,…