Khái niệm về đèn mắt trâu hẳn còn khá mơ hồ với mọi người. Với mục đích giúp mọi người hiểu rõ hơn đèn mắt trâu là gì, các loại đèn mắt trâu phổ biến hiện nay là gì và cách lắp đèn mắt trâu như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Gọi là đèn mắt trâu bởi những chiếc đèn này có cấu tạo lồi và nhìn thấy phần bên trong nên khá giống với mắt của con trâu.
Tại sao bạn nên lắp đèn mắt trâu cho ngôi nhà của bạn?

Nếu bạn đang tìm kiếm thiết bị chiếu sáng cho ngôi nhà của bạn thì đèn mắt trâu là một lựa chọn lý tưởng.
Một số ưu điểm có thể kể đến như:
- Thiết kế gọn gàng, trọng lượng nhẹ, dễ dàng lắp đặt
- Ánh sáng dịu nhẹ, thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
- Vừa có thể chiếu sáng vừa mang lại tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn
- Hiệu suất phát sáng cao gấp 2 – 3 lần các loại đèn thông thường dẫn đến việc tiết kiệm 60% điện năng tiêu thụ.
- Giá đèn mắt trâu phù hợp với mức thu nhập của người tiêu dùng
- Tuổi thọ lên đến 60 000 giờ.
Các loại đèn mắt trâu phổ biến hiện nay
Đèn chip LED COB
Đèn chip LED COB cho ánh sáng tập trung cao. Cấu tạo dày, tăng độ bền cho đèn và phù hợp với các loại trần có khoảng cách với trần bê tông lớn.
Đèn chip LED COB đổi màu
Đây là loại đèn đổi màu ánh sáng sau mỗi lần bật/tắt dẫn đến việc không gian trở nên đẹp mắt, linh hoạt hơn.
Đèn LED siêu mỏng
Đây là loại đèn mắt trâu có đế siêu mỏng, phù hợp với các loại trần có khoảng cách với trần bê tông ngắn
Đèn LED siêu mỏng đổi màu
Loại đèn này đổi màu ánh sáng sau mỗi lần bật/tắt với 3 màu ánh sáng là vàng ấm, trung tính và ánh sáng trắng.
03 Lưu ý khi lắp đèn mắt trâu
01. Xác định số lượng đèn cần chiếu sáng
Khi lắp đặt bạn cần xem xét mỗi căn phòng rộng bao nhiêu, cần bao nhiêu đèn chiếu sáng.
Tính diện tích trần nhà bằng feet vuông bằng cách nhân chiều dài và chiều rộng. Sau đó, nhân kết quả với 1,5 và điều này sẽ cung cấp cho bạn tổng công suất cần thiết cho toàn bộ không gian.
Số lượng đèn mắt trâu đủ cho căn phòng của bạn được tính với công thức:
Số lượng đèn = Tổng công suất cần thiết toàn bộ không gian/ công suất quy định 1 bóng đèn mà bạn sử dụng.
02. Đèn với chiều cao trần nhà
Các đèn chiếu xuống tạo ra ánh sáng được tập trung xuống dưới sàn. Đối với trần nhà cao, bạn không cần phải tăng số lượng đèn mà thay vào đó là lựa chọn loại đèn công suất cao hơn.
03. Khoảng cách giữa các đèn với nhau
Giữa các đèn mắt trâu cần có khoảng cách hợp lý, tránh ánh sáng trùng lặp gây lãng phí.
Đặc biệt tránh xa cách góc tường và quạt trần. Lắp đặt khoảng cách hợp lý với quạt trần giúp ánh sáng đồng đều, đẹp mắt hơn.
Cách nhận biết đèn LED mắt trâu tốt, chất lượng

Trên thị trường có rất nhiều loại đèn mắt trâu để bạn lựa chọn nhưng để mua được loại tốt thì phải biết một số tiêu chí dưới đây:
- Có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và một số kiểm định cơ bản cho đèn LED đạt chuẩn.
- Chỉ số màu CRI >= 80, quang thông đạt mức tiêu chuẩn và được ghi rõ trên bao bì sản phẩm.
- Đèn sử dụng các loại chip LED chất lượng như Cree, Epistar,… và bộ đổi nguồn chất lượng từ Done, Kosoom,…
- Đèn luôn có thông tin mức an toàn, bảo vệ môi trường ghi rõ trên vỏ hộp sản phẩm.
- Đèn có chính sách bảo hành từ nơi bán hoặc từ hãng sản xuất.
Trên đây là một số thông tin về đèn mắt trâu mà chúng tôi mang đến cho bạn. Hy vọng giúp ích cho bạn. Đừng quên ghé HacoLED để tìm đọc những thông tin thú vị khác nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Đèn mắt ếch là gì? Ưu điểm ra sao? Có những loại nào?
- Các loại bóng LED phổ biến nhất hiện nay